Bài 10 Hóa 9 New 2023

bài 10: Một số muối quan trọng – VietJack.com
Contents
- 1 Giải Hóa 9 bài 10: Một số muối quan trọng | Hay nhất Giải bài tập Hóa học 9.
- 2 Giải Bài Tập Hóa Học 9 – Bài 10: Một số muối quan trọng
- 2.0.1 Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây
- 2.0.1.1 Bài 1: Có những muối sau: CaCO3, CaSO4, Pb(NO3)2, NaCl. Muối nào nói trên:
- 2.0.1.2 Bài 2: Hai dung dịch tác dụng với nhau, sản phẩm thu được có NaCl. Hãy cho biết hai cặp dung dịch các chất ban đầu có thể đã dùng. Minh họa bằng các phương trình hóa học.
- 2.0.1.3 Bài 3: a) Viết phương trình điện phân dung dịch muối ăn (có màng ngăn xốp).
- 2.0.1.4 Bài 4: Dung dịch NaOH có thể dùng để phân biệt hai muối có trong mỗi cặp chất sau đây được không? (Nếu được thì ghi dấu (x), nếu không được thì ghi dấu (o) vào các ô vuông).
- 2.0.1.5 Bài 5: Trong phòng thí nghiệm có thể dùng muối KClO3 hoặc KNO3 để điều chế khí oxi bằng phản ứng phân hủy.
- 2.0.1 Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây
Giải Hóa 9 bài 10: Một số muối quan trọng | Hay nhất Giải bài tập Hóa học 9.
Bài 10: Một số muối quan trọng
Video Giải bài tập Hóa 9 Bài 10: Một số muối quan trọng – Cô Nguyễn Thị Thu (Giáo viên VietJack)
Để học tốt Hóa học 9, phần này giúp bạn giải các bài tập trong sách giáo khoa Hóa học 9 được biên soạn bám sát theo nội dung sách Hóa học 9.
Quảng cáo
-
Bài 1 (trang 36 SGK Hóa 9): Có những muối sau: CaCO3, CaSO4 …
Xem lời giải
-
Bài 2 (trang 36 SGK Hóa 9): Hai dung dịch tác dụng với nhau, sản phẩm thu được có NaCl …
Xem lời giải
-
Bài 3 (trang 36 SGK Hóa 9): Viết phương trình điện phân dung dịch muối ăn …
Xem lời giải
Quảng cáo
-
Bài 4 (trang 36 SGK Hóa 9): Dung dịch NaOH có thể dùng để phân biệt hai muối …
Xem lời giải
-
Bài 5 (trang 36 SGK Hóa 9): Trong phòng thí nghiệm có thể dùng muối …
Xem lời giải
-
Lý thuyết Bài 10: Một số muối quan trọng (hay, chi tiết)
Xem chi tiết
-
Trắc nghiệm Bài 10 (có đáp án): Một số muối quan trọng
Xem chi tiết
Quảng cáo
Bài giảng: Bài 10: Một số muối quan trọng – Cô Phạm Thu Huyền (Giáo viên VietJack)
Các bài Giải bài tập Hóa học 9, Để học tốt Hóa học 9 Chương 1 khác:
- Bài 9: Tính chất hóa học của muối
- Bài 11: Phân bón hóa học
- Bài 12: Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ
- Bài 13: Luyện tập chương 1: Các loại hợp chất vô cơ
- Bài 14: Thực hành: Tính chất hóa học của bazơ và muối
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Hóa học 9 hay khác:
- Giải sách bài tập Hóa 9
- Chuyên đề Hóa học 9 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 9
- Wiki 200 Tính chất hóa học
- Wiki 3000 Phản ứng hóa học quan trọng
Ngân hàng trắc nghiệm lớp 9 tại khoahoc.vietjack.com
- Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 9 có đáp án
CHỈ CÒN 250K 1 KHÓA HỌC BẤT KÌ, VIETJACK HỖ TRỢ DỊCH COVID
Phụ huynh đăng ký mua khóa học lớp 9 cho con, được tặng miễn phí khóa ôn thi học kì. Cha mẹ hãy đăng ký học thử cho con và được tư vấn miễn phí. Đăng ký ngay!
Tổng đài hỗ trợ đăng ký khóa học: 084 283 45 85
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: fb.com/groups/hoctap2k7/
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Loạt bài Giải bài tập Hóa học lớp 9 | Để học tốt Hóa học lớp 9 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Giải Bài tập Hóa học 9 và Để học tốt Hóa học 9 và bám sát nội dung sgk Hóa học lớp 9.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
Giải Bài Tập Hóa Học 9 – Bài 10: Một số muối quan trọng
Giải Bài Tập Hóa Học 9 – Bài 10: Một số muối quan trọng
Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây
Xem thêm các sách tham khảo liên quan:
- Sách giáo khoa hóa học lớp 9
- Giải Sách Bài Tập Hóa Lớp 9
- Sách Giáo Viên Hóa Học Lớp 9
- Sách Bài Tập Hóa Học Lớp 9
Giải Bài Tập Hóa Học 9 – Bài 10: Một số muối quan trọng giúp HS giải bài tập, cung cấp cho các em một hệ thống kiến thức và hình thành thói quen học tập làm việc khoa học, làm nền tảng cho việc phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động:
Bài 1: Có những muối sau: CaCO3, CaSO4, Pb(NO3)2, NaCl. Muối nào nói trên:
a) Không được phép có trong nước ăn vì tính độc hại của nó?
b) Không độc nhưng cũng không được có trong nước ăn vì vị mặn của nó?
c) Không tan trong nước, nhưng bị phân hủy ở nhiệt độ cao?
d) Rất ít tan trong nước và khó bị phân hủy ở nhiệt độ cao?
Lời giải:
a) Không được phép có trong nước uống vì tính độc hại: Pb(NO3)2
b) Không độc nhưng cũng không nên có trong nước uống vì vị mặn của nó: NaCl
c) Không tan trong nước nhưng bị phân hủy ở nhiệt độ cao: CaCO3
PTHH: CaCO3 CaO + CO2
d) Rất ít tan trong nước và khó bị phân hủy ở nhiệt độ cao: CaSO4.
Bài 2: Hai dung dịch tác dụng với nhau, sản phẩm thu được có NaCl. Hãy cho biết hai cặp dung dịch các chất ban đầu có thể đã dùng. Minh họa bằng các phương trình hóa học.
Lời giải:
Muối NaCl là sản phẩm của phản ứng hai dung dịch sau:
– Phản ứng trung hòa HCl bằng dung dịch NaOH:
HCl + NaOH → NaCl + H2O
– Phản ứng trao đổi giữa:
Muối + axit: Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 ↑ + H2O
Muối + muối: Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4 ↓ + 2NaCl
Na2CO3 + BaCl2→ BaCO3 ↓ + 2NaCl
Muối + kiềm: CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2 + 2NaCl.
Bài 3: a) Viết phương trình điện phân dung dịch muối ăn (có màng ngăn xốp).
b) Những sản phẩm của sự điện phân dung dịch NaCl ở trên có nhiều ứng dụng quan trọng:
– Khi clo dùng để: 1) … ; 2) … ; 3) …
– Khi hiđro dùng để: 1) … ; 2) … ; 3) …
– Natri hiđroxit dùng để: 1) … ; 2) … ; 3) …
Điền những ứng dụng sau đây vào những chỗ để trống ở trên cho phù hợp: Tẩy trắng vải, giấy; nấu xà phòng; sản xuất axit clohiđric; chế tạo hóa chất trừ sâu, diệt cỏ; hàn cắt kim loại; sát trùng, diệt khuẩn nước ăn; nhiên liệu cho động cơ tên lửa; bơm khí cầu, bóng thám không; sản xuất nhôm; sản xuất chất dẻo PVC; chế biến dầu mỏ.
Lời giải:
a) 2NaCl + 2H2O → 2NaOH + H2 ↑ + Cl2 ↑ (điện phân có màng ngăn)
b) Điền các chữ:
– Khí clo dùng để: 1) tẩy trắng vải, giấy; 2) sản xuất axit HCl; 3) sản xuất chất dẻo PVC.
– Khí hiđro dùng để: 1) hàn cắt kim loại; 2) làm nhiên liệu động cơ tên lửa; 3) bơm khí cầu, bóng thám không.
– Natri hiđroxit dùng để: 1) nấu xà phòng; 2) sản xuất nhôm; 3) chế biến dầu mỏ.
Bài 4: Dung dịch NaOH có thể dùng để phân biệt hai muối có trong mỗi cặp chất sau đây được không? (Nếu được thì ghi dấu (x), nếu không được thì ghi dấu (o) vào các ô vuông).
a) Dung dịch K2SO4 và dung dịch Fe2(SO4)3
b) Dung dịch Na2SO4 và dung dịch CuSO4
c) Dung dịch NaCl và dung dịch BaCl2
Viết các phương trình hóa học nếu có.
Lời giải:
– Dung dịch NaOH có thể dùng để phân biệt được hai muối ở phần a) và b).
a) K2SO4 và Fe2(SO4)3
K2SO4 + NaOH → không phản ứng
Fe2(SO4)3 + 6NaOH → 3Na2SO4 + 2Fe(OH)3↓ nâu đỏ
b) Na2SO4 và CuSO4
Na2SO4 + NaOH → không phản ứng
CuSO4 + 2NaOH → Na2SO4 + Cu(OH)2↓ xanh
c) Cả NaCl và BaCl2 đều không phản ứng với NaOH nên dùng NaOH không thể phân biệt được hai dung dịch này.
Bài 5: Trong phòng thí nghiệm có thể dùng muối KClO3 hoặc KNO3 để điều chế khí oxi bằng phản ứng phân hủy.
a) Viết các phương trình hóa học xảy ra đối với mỗi chất.
b) Nếu dùng 0,1 mol mỗi chất thì thể tích oxi thu được có khác nhau không? Hãy tính thể tích khí oxi thu được.
c) Cần điều chế 1,12 lít khí oxi, hãy tính khối lượng mỗi chất cần dùng. Các thể tích khí được đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
Lời giải:
a) Các phương trình phản ứng phân hủy:
2KNO3 → 2KNO2 + O2 ↑ (1)
2KClO3 → 2KCl + 3O2 ↑ (2)
b) Theo phương trình (1) và (2): số mol hai muối tham gia phản ứng nhu nhau (0,1 mol), nhưng số mol oxi sinh ra không như nhau.
Theo phương trình (1):
VO2 = 0,05. 22,4= 1,12 lít
Theo phương trình (2):
VO2 = 0,15 .22,4 = 3,36 lít.
c)
2KNO3 → 2KNO2 + O2
2KClO3 → 2KCl + 3O2
Theo pt: nKNO3 = 2.nO2 = 0,05 . 2 = 0,1 mol,
MKNO3 = 101g/mol ; MKClO3 = 122,5 g/mol
mKNO3 cần dùng = 0,1 x 101 = 10,1g
mKClO3 cần dùng = 0,1 /3 x 122,5 = 4,08g.